Thời Trang Nhanh đã tác động như thế nào tới hành tinh của chúng ta và cái giá con người thực sự phải trả đó là sự hủy hoại về môi trường, một cách nặng nề và lâu dài.
Có một câu nói thường được gắn với Yves Saint Laurent: “Thời trang rồi sẽ dần dần phai nhạt, chỉ có phong cách là bất tử”.
Nói theo nghĩa đen, điều đó thực sự có thể không còn đúng nữa, đặc biệt là khi nhắc đến thời trang nhanh. Các thương hiệu thời trang nhanh có thể không thiết kế quần áo của họ để tồn tại lâu (và thực sự họ không làm thế), nhưng vì các thành phần được sử dụng để tạo ra nó, chúng có thể trở thành một phần quan trọng của hồ sơ hóa thạch!
Yves Saint Laurent: “Thời trang rồi sẽ dần dần phai nhạt, chỉ có phong cách là bất tử” (Nguồn: npr.org)
Hơn 60% sợi vải hiện nay là chất tổng hợp, có nguồn gốc từ dầu mỏ, vì vậy nếu và khi quần áo của chúng ta bị vứt vào bãi rác (khoảng 85% quần áo bỏ đi ở Hoa Kỳ kết thúc vòng đời tại bãi rác hoặc được đốt), nó sẽ không bị phân hủy. Các vi sợi tổng hợp cũng sẽ bị thải ra biển, nước ngọt và các nơi khác, bao gồm cả những phần sâu nhất của đại dương và các đỉnh núi băng cao nhất. Các nhà khảo cổ học trong tương lai có thể nhìn vào các bãi rác được thiên nhiên tiếp quản và khám phá bằng chứng về Zara !
Và chính Zara và các thương hiệu khác giống như vậy đã giúp con người cắm cờ đến những nơi xa nhất của hành tinh. Trong cuốn “Fashionopolis” Dana Thomas, một nhà văn kỳ cựu, đã kết nối một cách thuyết phục tủ quần áo thời trang nhanh của chúng ta với các mô hình và cơn khủng hoảng của kinh tế và khí hậu toàn cầu, phá vỡ toàn bộ hiện trạng của sinh quyển thời trang – phương thức sản xuất, lao động và tác động môi trường – trong lịch sử ngành may mặc.
Cuốn “Fashionopolis” Dana Thomas sẽ mang đến cho người đọc cái nhìn rộng hơn về ngành thời trang nhanh (Nguồn: traid.org.uk)
Bài tường thuật của cô được chia thành ba phần rõ ràng. Đầu tiên là tập trung vào các thời trang nhanh toàn cầu hiện nay và ngành công nghiệp thời trang nói chung và làm thế nào chúng trở nên to lớn, tham vọng, dường như không thể kìm lại được. Nó bao gồm cả sự tính toán hấp dẫn về cách NAFTA (Thỏa thuận tự do thương mại Bắc Mỹ) tạo ra thành công mang quy mô quốc tế của thời trang nhanh.
Phần thứ hai trình bày phương pháp thay thế, thậm chí là ngược lại, tạo ra quần áo mà Thomas gọi là “Thời trang chậm chạp”: nguyên liệu được trồng tại địa phương, thường được sản xuất trong nước hoặc có nguồn gốc ở quy mô tương đối nhỏ, như bột chàm do nông dân và doanh nhân Sarah Bellos trồng. Cuối cùng, cô gặp những người đang cố gắng cải tổ toàn bộ hệ thống, từ các vật liệu chúng ta sử dụng đến cách sản xuất quần áo và cách chúng ta mua sắm.
Xuyên suốt, Thomas nhắc nhở chúng ta rằng ngành dệt may luôn là một trong những góc tối nhất của nền kinh tế thế giới. Là sản phẩm quyết định của Cách mạng Công nghiệp, hàng dệt may rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống tư bản toàn cầu hóa, và sự lạm dụng của nó ngày nay được xây dựng trong 1 khoảng thời gian dài.
Lao động nô lệ ở miền Nam nước Mỹ đã làm việc cho các nhà máy ở cả Anh – nơi khét tiếng về bóc lột lao động trẻ em và những nỗi kinh hoàng khác – và Hoa Kỳ, nơi các vụ cháy nhà máy đã cướp đi sinh mạng của những người nhập cư gần đây vào đầu thế kỷ 20.
Thomas nói rằng có những người lao động nhập cư ở Los Angeles ngày nay là nạn nhân của nạn trộm cắp và bóc lột tiền lương, chưa kể những người lao động Bangladesh, Trung Quốc, Việt Nam và những người lao động khác phải đối mặt với điều kiện làm việc nghiệt ngã nhất, tồi tệ nhất và vô nhân đạo nhất. Thời trang là ngành công nghiệp dựa vào sự lao động khổ cực của những người không có quyền lực, không có tiếng nói và giữ chân họ theo cách đó.
Thảm hoạ sập nhà máy Rana Plaza 2013 ở Bangladesh đã khiến hàng nghìn người chết (Nguồn: nytimes.com)
Một trong những phần mạnh mẽ nhất của cuốn sách, Thomas kể lại thảm kịch của vụ sập nhà máy Rana Plaza 2013 ở Bangladesh, được kể qua những trải nghiệm đau khổ của hai người sống sót. Vụ nổ đã giết chết 1.100 người và làm bị thương 2.500 người khác. Và đây không phải là một lần duy nhất: Từ giữa năm 2006 và 2012, hơn 500 công nhân may Bangladesh đã chết trong các vụ cháy nhà máy.
Và, cô lưu ý rằng, tin tức về thảm họa Rana Plaza được bao phủ rộng rãi nhưng không có thông tin nào trong số này làm giảm sự khao khát của người Mỹ đối với quần áo giá rẻ. Trên thực tế, Thomas viết, cùng năm đó, người Mỹ đã chi 340 tỷ đô la cho thời trang, và phần lớn được sản xuất tại Bangladesh, một phần trong số đó do công nhân tại Rana Plaza sản xuất trong những ngày trước khi tòa nhà cũ nơi họ làm việc bị sập.
Rất nhiều niềm tin được đặt ở đây trong ý tưởng về “một hệ thống vòng tròn – hoặc khép kín – trong đó các sản phẩm được tái chế liên tục, tái sinh, tái sử dụng. Trên lý thuyết là không có gì đi vào thùng rác.” Nhưng những cân nhắc thực tế – chi phí, hiệu quả, hạn chế về nguồn lực – thường không được giải quyết. Cuối cùng, Thomas thấy rằng thuê quần áo là mô hình bền vững nhất và cảm giác đó là một giải pháp thực tế hơn so với các vật liệu tương lai mà cô mô tả.
Cuối cùng, tôi đã tự hỏi: Nếu ngành công nghiệp thời trang gây thiệt hại và không có sự phát triển nào giúp khắc phục vấn đề, liệu chính phủ có nên kiểm soát việc sản xuất vượt quá tiêu chuẩn ô nhiễm nghiêm ngặt hơn không?
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
Sống Một Lối Sống Hữu Cơ – Mimi Organic And Natural Lifestyle
Sự Khác Biệt Giữa Bông Có Màu Tự Nhiên Và Bông Trắng
Tại Sao Bông Hữu Cơ Lại Tốt Hơn?
Vải Từ Sợi Tự Nhiên Có Gì Khác Biệt?
Cái giá của thời trang nhanh