Các loại quần áo được quảng cáo là “không thấm nước”, “không phai màu” hoặc “không nhăn” thường chứa các loại hóa chất độc hại. Hoá chất độc trong quần áo có liên quan đến các tác động xấu tới sức khỏe.
Nhiều mặt hàng quần áo, chẳng hạn như quần jeans xanh, cũng mang theo một loại thuốc nhuộm có thể chứa các hóa chất độc hại gây ung thư
Quần áo không nhăn, không phai màu, chống nước liệu có an toàn
Độc tính phụ thuộc vào liều lượng và tần suất bạn tiếp xúc, tuy nhiên có nhiều cách để loại bỏ các hóa chất độc hại như formaldehyd trong áo phông và áo khoác da của bạn
Quần áo có thể không giết chết bạn ngay lập tức, nhưng chúng có thể chứa một số hóa chất rất nguy hiểm. Đáng sợ là, các loại hoá chất độc hại có thể dễ dàng tìm thấy trong các loại quần áo chúng ta mặc hàng ngày và của cả các thương hiệu nổi tiếng!
Quần áo hiện nay thường được pha chế và xử lý bằng các loại hoá chất giúp làm mềm hoặc ngăn khỏi bị ố, nhăn hay ngăn thấm nước. Chính những hoá chất độc hại được tìm thấy trong quần áo có thể gây các tác động xấu đến sức khỏe như kích ứng da, các vấn đề về hóc – môn phát triển và thậm chí là ung thư.
Liệu chúng ta có đang an toàn khi có quá nhiều hoá chất độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
Hãy cùng xem các loại hóa chất độc hại phổ biến ẩn nấp trong các loại quần áo hàng ngày như jeans, áo phông, quần áo tập luyện của bạn và trong các mặt hàng khác.
1. Áo mưa, hay bất kỳ vật phẩm chống thấm nước nào, có thể chứa “hóa chất tồn tại vĩnh cửu”
Quần áo “không thấm nước” hay “không phai màu” có vẻ rất có lợi, nhưng những cụm từ này có thể là một lời cảnh báo tiềm ẩn rằng những mặt hàng này chứa một lớp các chất hóa học độc hại được gọi là per- polyfluoroalkyl (PFAS – các hợp chất hóa học organofluorine tổng hợp có nhiều nguyên tử flo gắn vào chuỗi alkyl)
PFAS đã bị loại bỏ khỏi ngành công nghiệp sản xuất, nhưng chúng vẫn có thể được tìm thấy trong ngành da và dệt may
PFAS trở nên phổ biến ở Mỹ vào khoảng những năm 1940 khi các công ty sản xuất phát hiện ra rằng chúng có thể chống lại cả nhiệt, dầu mỡ, vết bẩn và nước. Chúng thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu” vì chúng có thể tồn tại trong môi trường hàng ngàn năm.
Mặc dù nhiều PFAS đã bị loại bỏ khỏi ngành công nghiệp sản xuất, nhưng chúng vẫn có thể được tìm thấy trong ngành da và dệt may. Các nhãn sản phẩm có chứa các từ Gore-Tox/ Gore-Tex hoặc Teflon có thể là dấu hiệu cho sự hiện diện của PFAS – điều thường thấy trong các thiết bị tập thể dục ngoài trời và quẩn áo tập luyện “thấm hút ẩm”.
(Mimi chú thích thêm: Gore-Tex là màng vải không thấm nước, thoáng khí và nhãn hiệu đã đăng ký của W. L. Gore và Cộng sự.. Nó bao gồm polytetrafluoroetylen (PTFE) kéo dài, thường được biết đến với nhãn hiệu chung Teflon. Vật liệu này được chính thức gọi là thuật ngữ chung mở rộng PTFE (ePTFE).)
Có rất nhiều chất độc hại trong quần áo đã và đang ảnh hưởng đến sức khoẻ con người trong âm thầm
Phơi nhiễm PFAS có thể liên quan đến ung thư thận và tinh hoàn, tổn thương gan và các vấn đề liên quan tới phát triển, tuy nhiên con người cũng có nhiều khả năng bị phơi nhiễm do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc nước uống.
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) đánh giá sự tiếp xúc với da là nguồn phơi nhiễm “nhỏ”, mặc dù hít phải bụi từ quần áo chứa PFAS cũng có thể cấu thành “phơi nhiễm ở mức độ thấp”.
2. Các thương hiệu nổi tiếng đã sản xuất áo phông và đồ lót có phthalates.
Phthalates được biết đến để làm cho các chất như nhựa bền và linh hoạt. Mặc dù Quốc hội đã ban hành lệnh cấm liên bang đối với phthalates trong đồ chơi và các sản phẩm dành cho trẻ em trong năm 2008, loại hóa chất này vẫn tiếp tục được sử dụng trong sản xuất.
Nhiều quốc gia đã ban hành lệnh cấm Phthalates bởi những ảnh hưởng tiêu cực của hoá chất này đến sức khoẻ con người
Năm 2012, cơ quan giám sát môi trường Greenpeace đã lấy mẫu hơn 140 mặt hàng quần áo và phát hiện phthalates trong 31 sản phẩm may mặc. Ba loại áo phông và một cặp đồ lót đến từ các thương hiệu quần áo nổi tiếng có nồng độ phthalates “rất cao”, có nghĩa là hóa chất đã chiếm tới hơn 38% trọng lượng của chúng. Phthalates cũng đã được tìm thấy trong quần jeans, áo mưa và da nhân tạo.
Phthalates có liên quan đến ADHD (Mimi chú thích thêm: hiện tượng Rối loạn thiếu tập trung hay hiếu động thái quá (ADHD) là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất ảnh hưởng đến trẻ em. ADHD cũng ảnh hưởng đến nhiều người lớn. Các triệu chứng của ADHD bao gồm không tập trung (không thể giữ tập trung), tăng động (chuyển động quá mức không phù hợp với mức trung bình) và bốc đồng (hành động vội vàng xảy ra trong khoảnh khắc mà không suy nghĩ)), hen suyễn, tiểu đường và ung thư vú, cùng với một số vấn đề liên quan tới sinh sản, bao gồm giảm chức năng sinh sản ở nam giới và lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ.
Hiện tại, phthalates có nguy cơ lớn nhất đối với trẻ em, vì các em có thể cho quần áo bị ô nhiễm vào miệng. CDC đã nói rằng ở Mỹ, những ảnh hưởng đến sức khỏe con người của phthalates là “chưa biết”, nhưng “sự phơi nhiễm là phổ biến”.
3. Chì đã được phát hiện trong yếm trẻ em
Trẻ em đặc biệt nhạy cảm với các hóa chất độc hại vì cơ thể chúng vẫn đang phát triển. Trẻ em cũng có cân nặng ít hơn nên mức độ tiếp xúc cũng có thể cao hơn.
Trẻ em tiếp xúc với chì có thể bị tổn thương não vĩnh viễn
Điều đó giải thích cho sự phản đối kịch liệt của công chúng trong năm 2006 và 2007 khi Trung tâm Sức khỏe Môi trường (CEH) tìm thấy chì trong yếm trẻ em từ nhựa vinyl được bán tại Walmart và Babies R Us. 05 trong số yếm đó có mức chì vượt ngưỡng 600 phần triệu – ngưỡng an toàn do Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng đặt ra tại thời điểm đó (ngưỡng này đã được hạ xuống còn 100 phần triệu). Các sản phẩm đã nhanh chóng bị thu hồi trên toàn quốc.
Trẻ em tiếp xúc với chì có thể bị tổn thương não vĩnh viễn, điều này thường dẫn đến những khuyết tật học tập và tăng hành vi bạo lực.
Mặc dù yếm làm từ nhựa vinyl (viết tắt của polyvinyl clorua hoặc PVC) không được bán thường xuyên như ngày nay, nhưng hiện tại vẫn có thể mua chúng.
4. Mùi hóa chất của quần áo mới có thể là tín hiệu cho sự hiện diện của formaldehyd.
Nếu quần áo mới của bạn có mùi như hóa chất, thì đó có thể là do formaldehyd, một loại khí không màu thường dùng trong việc ướp xác. Hóa chất này giúp giữ cho quần áo không có nếp nhăn, sự tích điện hoặc phai màu, ngay cả sau khi giặt nhiều lần. Điều đó cũng có nghĩa là formaldehyd không thể bị tẩy sạch bằng chất tẩy rửa và nước.
formaldehyd – hoá chất độc trong quần áo giúp giữ cho quần áo không có nếp nhăn, sự tích điện hoặc phai màu, ngay cả sau khi giặt nhiều lần
Năm 2010, Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Hoa Kỳ (GAO) đã công bố phát hiện của mình sau khi thử nghiệm 180 mẫu quần áo để tìm formaldehyd. GAO phát hiện ra rằng hầu hết các mẫu thử đều dưới 20 phần triệu – mức được đánh giá là “không thể phát hiện” của formaldehyd.
Trong khi nếu hít phải formaldehyd có thể dẫn đến hen suyễn, buồn nôn và thậm chí là ung thư, thì mặc quần áo có formaldehyd thường dẫn đến viêm da, điều thường ảnh hưởng đến những người đã bị dị ứng với hóa chất. Các triệu chứng của viêm da bao gồm phát ban, mụn nước và ngứa, khô da.
5. Thuốc nhuộm Azo, được tìm thấy trong quần jean màu xanh, có thể gây ung thư
Thuốc nhuộm màu xanh, thứ mà bị phai ra khỏi chiếc quần jeans mới của bạn có khả năng là thuốc nhuộm azo, dạng thuốc nhuộm phổ biến nhất được sử dụng trong sản xuất dệt may.
Thuốc nhuộm Azo ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ con người được sử dụng nhuộm màu quần jean xanh
Thuốc nhuộm Azo có thể giải phóng các hóa chất gây ung thư được gọi là các amin, mặc dù một số đã được phát hiện là gây ung thư vì các hóa chất khác. Một số dạng thuốc nhuộm azo đã bị cấm sử dụng trong sản xuất quần áo ở Liên minh châu Âu. Một số người cũng yêu cầu dán nhãn cảnh báo theo Dự luật 65 của California – luật tiểu bang yêu cầu các doanh nghiệp cảnh báo cư dân về mức phơi nhiễm đáng kể đối với hóa chất độc hại – mặc dù ở Mỹ không có lệnh cấm.
Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định rằng nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của thuốc nhuộm Azo đối với người tiêu dùng là tương đối thấp , nhưng mối nguy cơ tiềm tàng với bệnh ung thư cảnh báo rằng cần có những nghiên cứu xa hơn.
6. Các hoá chất được gọi là NPEs ẩn chứa trong quần áo
Trong số hơn 140 mẫu quần áo mà Greenpeace đã thử nghiệm vào năm 2012, gần 90 mẫu quần áo cho thấy xuất hiện bằng chứng của một nhóm hóa chất gọi là nonylphenol ethoxylates (NPEs). Hơn nữa, ngoài việc được sử dụng trong quá trình sản xuất quần áo, NPEs còn được tìm thấy trong bột giặt.
Các hoá chất được gọi là NPEs ẩn chứa trong quần áo ảnh hưởng âm thầm đến sức khoẻ người dùng
Các nhà sản xuất EU đã bị cấm sản xuất quần áo có NPEs từ năm 2004. Các hóa chất này có liên quan đến các vấn đề sinh sản và phát triển ở loài gặm nhấm và đã được tìm thấy trong sữa mẹ, máu và nước tiểu.
Mối quan tâm lớn hơn là những gì xảy ra khi họ giặt quần áo của bạn. NPEs được biết đến có thể xâm nhập vào đường thủy, gây nguy hiểm nghiêm trọng cho động vật thủy sinh.
7. Áo khoác da có thể chứa crôm.
Da thú được xử lý bằng một quá trình gọi là thuộc da biến nó thành da. Kể từ thời kỳ Cách mạng Công nghiệp, thuộc da đã dựa vào crom, một hóa chất làm cho da co giãn và dẻo.
Có rất nhiều hoá chất độc trong quần áo được phát hiện trong quần áo
Vào năm 2014, một loạt các sản phẩm đã bị thu hồi hoặc bị cấm vào EU vì chúng có chứa crom hóa trị sáu (Cr VI), một dạng hóa chất được đánh giá là nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Mặc dù Cr VI có thể gây kích ứng da, một nghiên cứu năm 2015 của Thụy Điển cho thấy hóa chất này trở nên ít nguy hiểm hơn theo thời gian khi tiếp xúc với da qua các sản phẩm làm từ da.
Cũng như các hóa chất độc hại khác có trong quần áo, người tiêu dùng có rủi ro sức khỏe thấp hơn so với công nhân làm trong ngành da hoặc dệt may, những người làm việc trực tiếp với chất độc một cách thường xuyên. Liều lượng càng cao và số người tiếp xúc càng nhiều thì nguy cơ bị bệnh của họ càng lớn.
Đó là một số thông tin về các loại hoá chất độc hại trong quần áo ta mặc hàng ngày mà chúng ta cần lưu ý hơn vì sức khoẻ của chính chúng ta, của những người thân yêu trong gia đình. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại hoá chất độc hại trong quần áo trên website của Mimi Organic & Natural và nhiều nguồn thông tin đáng tin câỵ khác.
Nguồn tham khảo:
https://www.businessinsider.com/toxic-chemicals-in-clothes-cancer-2019-7
https://www.psychiatry.org/patients-families/adhd/what-is-adhd
BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
- Sự Khác Biệt Giữa Bông Có Màu Tự Nhiên Và Bông Trắng
- Tại Sao Bông Hữu Cơ Lại Tốt Hơn?
- Vải Từ Sợi Tự Nhiên Có Gì Khác Biệt?
07 Hoá chất độc trong quần áo "không thấm nước", "không phai màu" và "không nhăn" của bạn