TOP 07 Chất Liệu Vải Bền Vững

April 16, 2025 by
TOP 07 Chất Liệu Vải Bền Vững
Administrator
| No comments yet

Bạn đang tìm kiếm chất liệu vải bền vững? Vậy hãy cùng Mimi Orgnaic khám phá ngay TOP 07 chất liệu vải bền vững và thân thiện với môi trường ngay bài viết dưới đây nhé!

Chất liệu vải bền vững là gì?

Chất liệu vải bền vững là hàng dệt hoặc vật liệu được thiết kế để giảm tác động tiêu cực gây ra cho trái đất. Tính bền vững được đánh giá trên ba khía cạnh:

  • Tính bền vững về môi trường: Điều này liên quan đến việc sử dụng vật liệu và tài nguyên sẽ giúp bảo tồn trái đất và giảm lượng khí thải carbon.
  • Tính bền vững xã hội: Có nghĩa là sử dụng các loại vải được dệt và sản xuất mà không sử dụng các biện pháp bóc lột người lao động.
  • Tính bền vững về kinh tế: mức giá phù hợp để người dân có thể mua và sử dụng.

Tuy nhiên, trước công nghiệp thời trang nhanh, các chất liệu tổng hợp như polyester đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước (nước thải có nhiều hoá chất độc hại khi thải ra môi trường ảnh hưởng đến hệ sinh thái). Ngoài ra, các chất liệu tổng hợp phải mất hàng trăm năm để phân huỷ.



Chất liệu vải bền vững là các loại vải được sản xuất và sử dụng một cách có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội

Ngược lại, vải bền vững không gây áp lực đến môi trường và xã hội. Bởi chúng thường được làm từ vật liệu tự nhiên hoặc tái chế. Mặc dù không có chất liệu nào bền vững 100%, nhưng lợi ích của việc lựa chọn loại vải tốt hơn, an toàn hơn, bảo vệ môi trường hơn và khả năng phân huỷ cũng nhanh hơn.

Tại sao nên chọn chất liệu vải bền vững, thân thiện môi trường?

1. Cải thiện tính bền vững

Ngành dệt may là một trong những ngành sử dụng nhiều tài nguyên nhất trên thế giới. Phần lớn tài nguyên của ngành này được sử dụng để sản xuất vải tổng hợp từ nguyên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Ngược lại, chất liệu vải bền vững và thân thiện với môi trường được làm từ chất liệu tự nhiên có thể tái tạo hoặc tái chế, giúp giảm lượng tài nguyên mà ngành dệt may sử dụng.



Chất liệu vải bền vững đóng góp lớn trong quá trình giảm tác động đến tài nguyên dệt may

2. Giảm lượng khí thải carbon

Việc sản xuất vải tổng hợp tạo ra lượng khí thải carbon lớn bởi dầu mỏ bị đốt cháy trong quá trình sản xuất. Việc thải khí nhà kính vào khí quyển này góp phần gây ra biến đổi khí hậu.


Ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nhất

Để so sánh, các loại vải bền vững và thân thiện với môi trường được làm từ vật liệu tự nhiên có lượng khí thải carbon thấp hơn nhiều so với vải tổng hợp vì chúng không yêu cầu đốt nhiên liệu hóa thạch trong quá trình sản xuất.

3. An toàn cho sức khỏe con người

Các loại vải tổng hợp được xử lý rất nhiều hoá chất. Nhiều nghiên cứu chỉ ra đã có hơn 8000 hoá chất được sử dụng trong suốt quá trình sản xuất. Một số chất độc hại như formaldehyde, thuốc nhuộm azo, tẩy trắng clo, kim loại nặng,…

Vải được xử lý hoá chất sẽ có khả năng chống chăn, chống nước, màu bám lâu,… Tuy nhiên, những hoá chất này rất hại sức khoẻ, chúng có thể thấm qua da khi chúng ta mặc. Khiến da bị mẩn đỏ, ngứa ngáy hoặc âm thầm gây hại theo thời gian làm rối loạn nội tiết, ung thư,…


Các loại vải tổng hợp sử dụng nhiều hoá chất độc hại gây ảnh hưởng xấu đến người lao động và người tiêu dùng

Nhiều loại vải tổng hợp được xử lý bằng các hóa chất như chất chống cháy, chất chống bám bẩn và chất hoàn thiện chống nhăn có thể gây hại cho sức khỏe con người. Những hóa chất này có thể thải ra môi trường khi giặt vải tổng hợp và chúng cũng có thể thấm qua da khi chúng ta mặc.

Ngược lại, vải bền vững không được xử lý bằng các hóa chất. Điều này không chỉ an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng cuối mà còn bảo vệ sức khoẻ công nhân trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm.

4. Tốt hơn cho phúc lợi động vật

Nhiều loại vải bền vững cũng tốt hơn cho phúc lợi động vật so với vải tổng hợp. Ví dụ, lông tổng hợp thường được làm từ acrylic hoặc polyester, có nguồn gốc từ các sản phẩm dầu mỏ. Loại lông này thường được xử lý bằng các hóa chất khắc nghiệt có thể gây hại cho động vật và không bị phân hủy sinh học trong môi trường.



Vải tổng hợp mất hàng trăm năm để phân huỷ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường

Ngược lại, các loại vải bền vững và thân thiện với môi trường như bông hữu cơ, cây gai dầu, vải lanh, len và chenille alpaca được làm từ sợi tự nhiên có nguồn cung ứng có trách nhiệm và không yêu cầu xử lý hóa học khắc nghiệt. Hơn nữa, loại vải này có khả năng phân hủy sinh học và cần ít năng lượng hơn để sản xuất so với lông tổng hợp.

TOP 07 chất liệu vải bền vững hiện nay

1. Bông hữu cơ

Bông hữu cơ là một trong những loại vải tự nhiên nhất hiện nay được nhiều người yêu thích. Không giống như sản xuất bông thông thường (hay còn gọi là “ cây trồng bẩn nhất thế giới ”), bông hữu cơ được trồng mà không dùng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp và không được xử lý bằng hóa chất—nói chung sử dụng ít năng lượng hơn 62% và ít nước hơn 88% .

Vải bông hữu cơ mềm mịn, thoáng mát và có khả năng thấm hút tốt, an toàn cho cả da trẻ sơ sinh sinh và người nhạy cảm

Bông hữu cơ cần đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe từ quá trình trồng trọt đến thu hoạch và sản xuất thành phẩm theo chứng nhận tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cậu GOTS. Trong đó, bông hưu cơ không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường, xã hội mà còn cả vấn đề con người. Bao gồm đảm bảo trả lương công bằng và điều kiện an toàn cho người lao động.

Bông hữu cơ không chỉ bảo vệ mà còn có khả năng chăm sóc làn da người mặc. Bởi các đặc tính tự nhiên của bông hữu cơ vẫn được giữ nguyên như mềm mại, thoáng mát, kháng khuẩn tốt. Tuy nhiên giá vải bông hữu cơ khá cao. Vì hiện tại loại bông nay chỉ chiếm 1-2% sản lượng bông toàn cầu nhưng nhu cầu mua quá lớn.

Mimi Organic đang là thương hiệu chuyên cung cấp sản phẩm và vải bông hữu cơ đạt chứng nhận GOTS

Tại Việt Nam, mọi người có thể tìm mua quần áo và vải dệt bông hữu cơ đạt chứng nhận hữu cơ theo Tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu GOTS đối với sợi vải và tiêu chuẩn OCS 100 đối với vải thành phẩm tại Mimi Organic & Natural. Giá vải tại khá rẻ so với thị trường chỉ từ 300.000đ – 400.000đ được dệt theo quy trình tiên tiến Đạt Mạch hoặc Đức.

2. Cây Gai Dầu

Vải gai dầu có năng suất cao, không cần nhiều nước hay hóa chất và mang lại lợi ích xử lý ô nhiễm cho đất. Nó được coi là nguyên liệu thô có hàm lượng carbon âm. Gai dầu thực sự hấp thụ CO2 từ khí quyển, nhiều hơn so với loại cây thông thường.

Vải gai dầu có tính kháng khuẩn tự nhiên cao và khả năng chống năng tốt

Bên cạnh đấy, vải gai dầu có tính kháng khuẩn tự nhiên cũng như khả chống nắng tốt. Tuy nhiên, cây giá vải gai dầu cũng không hề rẻ, thậm chí là có xu hướng đắt hơn so với một sô loại vải bền vững khác.

3. Vải Ramie

Vải Ramie là một loại vải sợi tự nhiên được kéo từ cây gai xanh. Loại vải này nổi bật với sợi dài hơn so với sợi cây lanh và có màu trắng bóng tựa như lụa. Những đặc tính nổi bật của vải Ramie bao gồm khả năng chống vi khuẩn, chống nấm mốc và côn trùng tự nhiên, độ thấm hút cao giúp người mặc luôn cảm thấy thoải mái, và khả năng chống lại các vết bẩn một cách tự nhiên.

Vải Ramie có đặc tính bền bỉ, mềm mại và khả năng thấm hút tốt.

Vải còn chịu được nhiệt độ cao mà không bị hỏng, bề mặt bóng mịn, giữ được hình dáng tốt và không co lại sau khi sử dụng. Đặc biệt, vải Ramie có độ bền và chắc cao, với độ bền kéo gấp 8 lần so với bông và 7 lần so với lụa. Với những đặc tính ưu việt này, vải Ramie không chỉ đẹp mà còn bền, mang lại sự thoải mái và tiện lợi cho người sử dụng.

4. Vải Sợi Dứa

Vải sợi dứa, còn được gọi là vải sợi lá dứa, là một loại vải tự nhiên được chiết xuất từ cây dứa. Với cường lực cao gấp nhiều lần so với các loại sợi tự nhiên khác, vải sợi dứa tạo ra các sản phẩm thời trang bền bỉ, giảm thiểu sự bai nhão. Dứa mang trong mình tính kháng khuẩn tự nhiên, mang lại dòng sản phẩm thân thiện và thích ứng với mọi làn da, kể cả những người có da nhạy cảm.

Sợi dứa là nguyên liệu tự nhiên cho vải, có tính kháng khuẩn và khả năng chịu nhiệt

Quy trình tạo ra vải sợi dứa không sử dụng hóa chất và hoàn toàn tận dụng phế phẩm công nghiệp, không cần nuôi trồng hay sử dụng bất kỳ sản phẩm phụ trợ nào khác. Việc tận dụng lượng lá dứa khổng lồ để tạo thành nguyên liệu dệt may thân thiện với môi trường chính là phương pháp giảm thiểu việc sử dụng những tài nguyên khác.

5. Vải Đay

Vải đay là một loại vải tự nhiên được dệt từ sợi của hai loại cây đay phổ biến là Corchorus olitorius (đay trắng) và Corchorus capsularis (đay tossa). Dù bề mặt thô và không quá mềm mại, vải đay vẫn thoáng mát, dễ chịu, có khả năng chống tĩnh điện, dẫn nhiệt tốt và hút ẩm hiệu quả. Vải đay thường được sử dụng để sản xuất túi nhựa, túi giấy và nhiều sản phẩm khác.

Vải đay được sử dụng phổ biến để sản xuất các loại túi nhựa, túi giấy, và nhiều sản phẩm khác

Có ba loại vải đay phổ biến: đay trắng, đay Tossa và Mesta đay. Đay trắng có màu trắng hoặc trắng ngà, thường dùng để may quần áo cho người Ấn Độ xưa, nhưng kém bền. Đay Tossa, với độ bền cao và màu nâu, là loại vải đay phổ biến nhất. Mesta đay là loại lai giữa đay trắng và đay Tossa, có màu trung hòa và dịu mắt.

6. Vải Lanh

Vải linen, được người Ai Cập cổ đại gọi là “vải dệt từ ánh trăng,” là loại vải sợi tự nhiên được dệt từ sợi cây lanh. Vải này nổi tiếng với độ bền cao, khả năng thấm hút tốt và chịu nhiệt tốt, đồng thời có bề mặt bóng mượt tạo cảm giác sang trọng. Tuy nhiên, vải linen có độ co giãn thấp, nên dễ bị nhăn và cần được bảo quản đúng cách để giữ bề mặt vải luôn phẳng mịn.

Vải lanh được làm từ sợi cây lanh, nổi bật với tính mềm mại, thoáng mát và độ bền cao.

7. Lụa tơ tằm

Lụa tơ tằm là một loại vải cao cấp được dệt từ sợi tơ của con tằm, nổi tiếng với độ mềm mại và bóng mượt đặc trưng. Bề mặt của lụa tơ tằm mang lại cảm giác mịn màng khi chạm vào. Đặc tính nổi bật của lụa tơ tằm bao gồm khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giữ nhiệt và thoáng mát, giúp người mặc cảm thấy thoải mái trong mọi điều kiện thời tiết.

Lụa tơ tằm dễ bị nhăn và tổn hại bởi ánh sáng mặt trời và các hóa chất mạnh, do đó cần bảo quản và chăm sóc đúng cách

Ngoài ra, lụa tơ tằm còn có độ bền cao và màu sắc tươi sáng, không bị phai màu theo thời gian. Tuy nhiên, lụa tơ tằm dễ bị nhăn và tổn hại bởi ánh sáng mặt trời và các hóa chất mạnh, do đó cần bảo quản và chăm sóc đúng cách.

Việc lựa chọn các loại vải bền vững như cotton hữu cơ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Mỗi loại vải không chỉ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà còn thúc đẩy ngành thời trang bền vững. Hãy cùng nhau hướng tới một tương lai xanh hơn qua từng lựa chọn vải mà chúng ta sử dụng hàng ngày.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TOP 07 Chất Liệu Vải Bền Vững
Administrator April 16, 2025
Share this post
Tags
Archive
Sign in to leave a comment